V.League 1 – Những Bước Chuyển Mình Của Nền Bóng Đá Việt Nam

V.League 1 là giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ cao nhất ở Việt Nam. Đây là sân chơi quy tụ những đội bóng hàng đầu cả nước, nơi các cầu thủ thể hiện nhưng khả năng chơi bóng xuất sắc của mình. Giải đấu này không chỉ mang đến những trận đấu hấp dẫn, gay cấn, giàu cảm xúc mà còn giúp nâng tầm nền bóng đá nước nhà. Bài viết dưới đây lịch thi đấu hôm nay sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích về giải đấu này.

Giới thiệu sơ lược về giải đấu V.League 1

V.League 1, viết tắt của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam được biết đến là giải đấu chuyên nghiệp cấp câu lạc bộ cao nhất ở nước ta. Giải đấu bao gồm 14 đội thi đấu theo thể thức vòng tròn sân nhà và sân khách. Đội bóng giành chức vô địch sẽ được quyền tham dự AFC Champions League Two mùa giải kế tiếp.

Tính đến 2023, giải đấu đã trải qua 40 mùa giải và đã tồn tại dưới 6 tên gọi khác nhau cùng 3 lần thay đổi thể thức thi đấu. Hai đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải đấu là Hà Nội và Thể Công-Viettel với 6 chức vô địch.

Mùa giải 2000-2001, giải đấu chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp và cho phép các cầu thủ ngoại quốc tham gia thi đấu. Với sự ra đời của VPF năm 2012, quyền tổ chức giải đấu được chuyển từ VFF sang VPF.

 

Các đội bóng tham dự giải V.League 1 mùa giải 2024/2025
Các đội bóng tham dự giải V.League 1 mùa giải 2024/2025

Quá trình hình thành và phát triển của giải đấu V.League 1

Trước khi đất nước thống nhất, bóng đá đã có những bước khởi đầu quan trọng với những giải đấu phong trào. Từ đó tạo nền móng cho sự phát triển bóng đá chuyên nghiệp sau này. 

Giai đoạn trước thống nhất

Hệ thống bóng đá cấp quốc gia Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1955 với giải Hòa Bình, sau đó được đổi tên thành Giải hạng A miền Bắc năm 1956. Dù nước ta vẫn đang trong quá trình thống nhất đất nước thì giải đấu vẫn được liên tục tổ chức.

Giải V.League 1 ngay sau khi đất nước vừa thống nhất

Hệ thống Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ năm 1976 được tổ chức theo các khu vực:

  • Miền Bắc với giải Hồng Hà.
  • Miền Trung tổ chức giải Trường Sơn.
  • Miền Nam mang tên giải Cửu Long.

Thời điểm này có tổng cộng 40 đội tham gia ở hạng cao nhất. Tuy nhiên khi nhận thấy có quá nhiều hạn chế, năm 1979 giải đấu được tiến hành sắp xếp lại hệ thống thi đấu trở thành Giải phân hạng. Đây chính là nền móng để xây dựng Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sau này.

Bóng đá Việt Nam sau khi đất nước được giải phóng
Bóng đá Việt Nam sau khi đất nước được giải phóng

Giai đoạn tổ chức hình thức nghiệp dư (1980 – 2000)

Ở giai đoạn này, thể thức thi đấu được thay đổi liên tục. Trong đó, các đội thuộc cùng một khu vực sẽ chung bảng và thi đấu vòng tròn tính điểm. Các đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tranh tài ở vòng chung kết để tìm ra nhà vô địch V.League 1, các đội đứng cuối sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để tìm ra đội xuống hạng.

Sau 2 mùa giải liên tục 1986, 1987 không có đội xuống hạng, năm 1988 Tổng cục Thể dục Thể thao quyết định tạm ngừng giải đấu. Một năm sau đó, giải được tổ chức lại với sự tham gia của 32 đội. Năm 1990, giải được đổi tên thành Giải bóng đá Vô địch Các đội mạnh toàn quốc với sự góp mặt của 18 đội mạnh nhất mùa trước.

Từ 1997, giải đấu mang tên Giải bóng đá Vô địch hạng Nhất Quốc gia.Thời điểm này, tình trạng tiêu cực như bán độ, dàn xếp tỷ số đã xảy ra thường xuyên và khó kiểm soát. Mùa giải 1990/2000 là mùa giải cuối cùng để chọn ra các đội thi đấu ở giải chuyên nghiệp mùa giải sau cùng các đội xuống hạng thi đấu ở giải hạng Nhất mới.

Tổ chức nâng tầm giải bóng đá chuyên nghiệp V.League 1 (2001-2011)

Từ mùa giải 2000/2001, nền bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, giải Vô địch quốc gia chính thức đổi tên thành V.League. Giải đấu bắt đầu cho phép các cầu thủ nước ngoài và các cầu thủ nhập tịch được phép thi đấu. Tuy nhiên, số lượng các đội bóng tham dự giải vẫn chưa được ổn định:

  • Mùa giải 2000/2001 và 2001/2002: có 10 đội góp mặt.
  • Mùa giải 2002/2003 đến 2005/2006 : có 12 đội góp mặt.
  • Mùa giải 2006/2007: có 13 đội góp mặt.
  • Từ mùa giải 2007/2008 : có 14 đội góp mặt.

Đây chính là một giai đoạn quan trọng để giúp nền bóng đá Việt Nam ngày càng tiến bộ.

Ổn định và phát triển V.League 1 dưới sự điều hành của VPF (2012- nay)

Sau một mùa giải gây nhiều tranh cãi bởi vấn đề trọng tài và công tác tổ chức giải của Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF. Một số câu lạc bộ (6 đội bóng) đồng loạt bày tỏ ý định rút lui khỏi giải đấu và thành lập một giải đấu hoàn toàn mới vào mùa giải 2012.

29/09/2011 đã diễn ra cuộc họp giữa đại diện VFF cùng với các đội bóng từ V.League và hạng Nhất. Sau cuộc họp đã thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) để quản lý tất cả các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam, bao gồm V.league. Quyền tổ chức giải đấu cũng được VFF chuyển sang VPF.

Vào mùa giải đầu tiên do VPF tổ chức (2012), giải đấu có tên là Giải bóng đá Ngoại hạng (Super League). Tuy nhiên, chỉ sau 5 vòng đấu đầu tiên giải đã phải đổi tên lại thành Giải vô địch quốc gia Việt Nam (V.League). Năm 2013, VPF quyết định đổi tên giải thành V.League 1 và giữ nguyên tên giải cho đến nay.

 

Tổ chức điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam
Tổ chức điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam

Xem Thêm: Lịch Thi Đấu La Liga – Cập Nhật Thông Tin Chuẩn Xác 2024

Một số điều thú vị về V.League 1

Giải đấu đến nay đã trải qua được 41 mùa giải, ngoại trừ các năm 1988,1999 (chỉ có tập huấn) và 2021 (bị hủy). Dưới đây sẽ là một số điều thú vị về các kỷ lục và số liệu thống kê của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam:

  • Đội bóng vô địch đầu tiên : Tổng cục Đường sắt (1980).
  • Đội bóng vô địch nhiều lần nhất: Thể Công, Hà Nội (6 lần).
  • Mùa giải nhiều câu lạc bộ tham dự nhất: 1989 (32 đội).
  • Đội bóng tham gia nhiều mùa giải nhất: Sông Lam Nghệ An (36 mùa giải).
  • Mùa giải có nhiều bàn thắng nhất: 1987 (567 bàn).
  • Cầu thủ ra sân nhiều nhất V.League 1: Nguyễn Thế Anh ( 412 lần _ Thể Công).
  • Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất: Hoàng Vũ Samson ( 203 bàn)
  • Bàn thắng nhanh nhất được ghi trong một trận đấu: 9 giây 89 (Đây cũng là bản phản lưới nhà nhanh nhất trong lịch sử giải đấu).
Chân dung cầu thủ ghi nhiều bàn nhất lịch sử giải đấu
Chân dung cầu thủ ghi nhiều bàn nhất lịch sử giải đấu

Tổng kết

V.League 1 là giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, là biểu tượng của sự phát triển bóng đá quốc gia. Với sự đầu tư ngày càng lớn, giải đấu này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và giúp nền bóng đá nước nhà ngày càng gần hơn với trình độ Thế Giới.